- Giá trị của bất động sản được cấu thành bởi:
+ Giá trị của đất
+ Giá trị các công trình xây dựng, vật kiến trúc, và các tài sản gắn liền trên đất
+ Giá trị các lợi thế khác do việc khai thác, kinh doanh bất động sản (xét trong điều kiện hiệu quả nhất) tạo ra (được xác định trong giá trị của đất)
- Mục đích thẩm định giá
+ Tham khảo giá trị thị trường;
+ Thương thảo giá trị mua/bán, chuyển nhượng;
+ Góp vốn vào doanh nghiệp, góp vốn đầu tư, hợp tác đầu tư, huy động vốn đầu tư
+ Chứng minh năng lực tài chính;
+ Thế chấp vay vốn;
+ Xác định giá trị doanh nghiệp;
+ Xác định giá trị bồi thường khi thu hồi, giải phóng mặt bằng;
+ Xác định giá trị khởi điểm khi tổ chức bán đấu giá tài sản;
+ Xác định giá trị bán thanh lý tài sản;
+ Xác định giá trị thu hồi khi đập bỏ, phá dỡ để đầu tư xây dựng mới;
+ Làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định…
- Phương pháp thẩm định giá
+ Cách tiếp cận từ thị trường: Phương pháp so sánh
+ Cách tiếp cận từ chi phí: Phương pháp chi phí tái tạo; Phương pháp chi phí thay thế
+ Cách tiếp cận từ thu nhập: Phương pháp dòng tiền chiết khấu; Phương pháp vốn hóa trực tiếp
+ Cách tiếp cận hỗn hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản:
- Vị trí bao gồm các yếu tố là hạ tầng, an ninh, môi trường, giao thông, cảnh quan và phong thủy. Nội dung đánh giá của từng yếu tố là:
+Yếu tố hạ tầng bao gồm hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp thoát nước, cáp quang, truyền hình cáp, điện thoại, trạm biến điện, loại đường xá giao thông…) và hạ tầng xã hội (công viên, trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ, bưu điện, nhà văn hóa, sân vận động, nhà thi đấu, công trình văn hóa, tín ngưỡng…)
+ Yếu tố an ninh được đánh giá qua: Mức độ an toàn của cư dân xung quanh; Sự hiện diện của chốt dân phòng; Có hay không hệ thống chiếu sáng vỉa hè? Địa hình hẻm cụt hay thông…
+ Yếu tố môi trường được xem xét qua các chỉ tiêu về mức độ ô nhiễm tiếng ồn, bụi, khói, ánh sáng từ các phương tiện quảng cáo đối diện, khoảng cách đến trạm thu và phát sóng điện thoại, radio, truyền hình, ô nhiễm từ rác thải, tình trạng ngập nước…
+ Yếu tố giao thông được quan sát trên các chỉ tiêu về loại hình giao thông (2 chiều hay 1 chiều), có dãy phân cách hay không? Khoảng cách từ BĐS đến trục giao thông chính, lộ giới của hẻm…
+ Yếu tố cảnh quan: Hướng sông, hướng hồ, hướng biển, hướng rừng, hướng công viên, hướng núi, hướng đồi hay hướng phố; Khả năng quan sát rộng hay hẹp (dành cho nhà cao tầng)
+ Yếu tố phong thủy, tập quán: Yếu tố này rất phong phú và đa dạng phụ thuộc vào thị trường khu vực như lô đất có tóp hậu không?
- Nhóm yếu tố vật chất bao gồm hình dáng, kích thước, kiến trúc và xây dựng, với các nội dung đánh giá sau:
+ Yếu tố hình dáng: Có vuông vức không? Có cân đối không? Có chuẩn hay gần với chuẩn không?
+ Yếu tố kích thước: Diện tích đất; Diện tích sàn xây dựng; Diện tích sân, diện tích vườn hay đất canh tác.
+ Yếu tố kiến trúc, xây dựng: Kiến trúc theo dạng nào? (Số lượng hầm, trệt, lầu, mái; mái bằng hay mái ngói); Phong cách nào? có thông dụng không?; Xây dựng theo kết cấu nào? (bê tông cốt thép, bằng sắt, bằng gỗ hay bằng gạch); Thời gian đã khai thác sử dụng (tuổi đời công trình).
- Nhóm yếu tố kinh tế bao gồm các lợi ích tiềm năng, lợi thế kinh doanh và các quyền tài sản:
+ Yếu tố lợi ích tiềm năng: Các lợi ích sẽ mang lại cho người chủ sở hữu trong tương lai, như đường xá giao thông được kết nối, hạ tầng hoàn chỉnh hơn hay có điều kiện kinh doanh tốt hơn…; Sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
+ Yếu tố lợi thế kinh doanh: Khoảng cách đến trung tâm thương mại, chợ, khu vực dịch vụ…; Chiều rộng lộ giới; Chiều rộng tiếp giáp mặt tiền đường; Mật độ khu dân cư; Chiều rộng vỉa hè…
+ Yếu tố quyền tài sản: Tình trạng pháp lý (chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyết định giao đất, hồ sơ thiết kế, bản vẽ …); Hệ số sử dụng đất; Độ cao trình cho phép; Thời hạn giao đất; Có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất không?
- Nhóm yếu tố liên quan đến việc khai thác, sử dụng
Nhóm yếu tố này bao gồm các nội dung: Các chức năng sử dụng của BĐS (để ở, văn phòng, cửa hàng, nhà kho…); Các tiện ích hiện hữu (thang máy, sân vườn, hồ bơi, thư viện, phòng tập...); Mức độ trang trí nội thất (chất liệu vật tư, thiết bị vệ sinh, điện, bếp, đèn…); Chiều rộng vỉa hè
- Nhóm các yếu tố phi BĐS bao gồm giá trị của các động sản đính kèm, chính sách và giá trị vô hình (nếu có)
+ Chính sách (thuế, tiền sử dụng đất, quy hoạch, tín dụng, thủ tục hành chính)
+ Yếu tố giá trị vô hình có thể là lô đất có vị trí tốt nhất trong dự án, hay gắn liền với sự kiện nhất định hoặc nhà đã từng là nơi lưu trú của nhân vật nổi tiếng…
Các yếu tố mang yếu tố định tính chiếm số lượng lớn so với yếu tố định lượng. Do vậy, việc lượng hóa các yếu tố định tính tác động thế nào lên giá trị của BĐS có ý nghĩa trong việc ước tính giá trị BĐS. Tác động của các yếu tố này dựa vào kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện.
- Nhóm yếu tố vị trí thông thường có mức độ tác động cao nhất vì thế trong quá trình đánh giá tác động cần phân tích đầy đủ, cần có các dữ liệu đáng tin cậy về BĐS cần ước tính giá trị.
- Việc nhận dạng đầy đủ các yếu tố tác động lên giá trị BĐS là cơ sở quan trọng cho việc ước lượng giá trị BĐS một cách chính xác hơn, khoa học hơn và chuyên nghiệp hơn.